ÂM TÀ (chương 1)

âm tà

Lúc này cũng đã hơn 8 giờ tối, mới rửa đống chén xong, rồi lau chùi nhà cửa nữa. Mọi việc xong thì Thư mới ra phía sau mà tắm gội. Nhà Thư vùng sông nước mà, phía sau nhà là mé sông rồi, tối nên phía sau cũng loe quoe vài cái ánh sáng của đèn lờ mờ từ những ngôi nhà gần đó. Thư kéo cái đòn ra sát cái lu nước mà ngồi, sau đó cúi người buông mái tóc đen dày xuống rồi múc nước trong lu mà xối. Nước chảy rỏn rỏn xuống sông nghe rõ lắm. Bà Hoa - mẹ của Thư bưng dĩa trái cây đã ăn xong rồi để vào cái thau chén, nhíu mày mắng con:

— Mày đó… sao ngày không lo gội, hồi nào đến đêm mới đi gội. Có ngày ma da nó kéo mày à…

Thư ngoái đầu sang nhìn mẹ mà cười:

— Có thời gian đâu má, đi làm công nhân tới 6,7 giờ mới về. Cơm nước xong giờ mới rảnh mà.

— Thì sáng sớm dậy lo gội đi rồi đi làm.

— Thôi, ai ngủ cho mà gội.

— Nói mày như nói bụi tre, lát lên nướng thêm mấy con khô nghe. Cái đám thằng Bảy sắp qua tới rồi đó, ba mày với chú Tư lai rai chừng đó cũng vừa.

— Con biết rồi.

Bà Hoa quay người rồi đi lên nhà trên, tiếng hát của ba với chú Tư còn vọng ra tới phía sau, Thư lẩm nhẩm hát theo. Gội sắp xong, bất cẩn sao mà cái ca múc nước nó rớt xuống sông. Thư vội quấn tóc lại 1 cục rồi cúi người thấp xuống sàn gỗ, rướn người thò tay xuống mé sông lượm cái ca lên. Mấy ngón tay thon dài với với sắp tới cái ca, thì tự dưng có 1 bàn tay màu xám tro nhầy nhụa chụp lấy tay Thư kéo mạnh 1 phát. Thư chỉ kịp la lên có 1 tiếng:

— Aaa…

Phía trên nhà, cái đám thằng Bảy qua nãy giờ rồi mà không thấy Thư mang thêm mồi lên, bà Hoa nóng ruột đi xuống nhà dưới. Chứ trên này hát hò to lắm, có gọi với xuống dưới cũng không có nghe. Đi ra phía sau, lại không thấy Thư đâu, bà Hoa mới nghĩ ‘’ không lẽ nó tắm xong đi vô rồi’’. Bà Hoa mới lên phòng tìm Thư để mắng cho 1 trận, lên phòng tìm cũng không có, nhà chỉ có 1 lối ra. Mà ngồi từ sớm có thấy Thư đi ra đây đâu, hỏi quanh cũng không ai thấy Thư đâu. Chột dạ, bà Hoa mới ra lại phía sau, vào phòng tắm kiểm tra mới thấy áo quần sạch còn treo trong đó. Suy nghĩ đâu vài giây, hoảng hồn, bà Hoa vừa chạy vừa hét lên:

— Ông ơi, con Thư rớt sông rồi… mau cứu nó ông ơi…

Không ai biểu ai, ai nấy đều đứng lên chạy ra phía sau, rồi nhảy xuống mé sông đó mà mò. Những người còn lại cũng kiếm đèn soi cho sáng cho mọi người dễ thấy đường. Tiếng hò tiếng hét, tiếng khóc làm lay động cả 1 vùng quê yên bình. Mò mẫm cả 2 giờ đồng hồ cũng không có kết quả, có người ngụp lặn dưới mé sông lên tiếng:

— Có khi nào có cái ghe đi ngang rồi nó đi theo bồ nó không?

Bà Hoa nói chắc như đinh đóng cột:

— Không có, bồ nó làm cùng xưởng với nó mà.

Mọi người lại tiếp tục tìm kiếm, rồi lại tiếp tục gọi tên cô ‘’ Thư…Thư ơi… mày đâu rồi…’’

Có người mò được đâu trong đám lục bình được chiếc dép, rồi đưa lên cao:

— Phải dép con Thư không?

Nhìn thấy chiếc dép quen thuộc, bà Hoa nhận ra ngay, cả cơ thể bũn rũn còn hơn lúc nãy nữa. Bà Hoa lắp bắp:

— Dép con Thư…là dép con Thư…huhu…

Khi bà Hoa xác nhận đó là dép Thư thì mọi người lại ra sức mò tiếp, đến khi mệt lã thì ai ai cũng bỏ về bớt. Nguyên 1 đêm đó nhà bà Hoa ai cũng khóc như mưa, bà Hoa cứ thắp hương trên chỗ Thư ngồi gội đầu rồi khấn:

— Con ơi… lên với má đi con… ở dưới sông lạnh lắm Thư ơi…huhu…

Khói hương được gió cuốn đi 1 chiều ngang như cầu nối, lòng người buồn tê tái hơn cả nước sông đêm.

[…]

Đã năm ngày rồi, khúc sông này mọi người mò nát hết, thậm chí còn đi xa xa hơn gần cửa sông nữa. Nhưng vẫn không tìm thấy x.á.c Thư đâu, tội nghiệp cô gái mới 22 tuổi còn quá son trẻ mà c.h.ế.t tội quá. Từ lúc Thư mất, người nhà cũng đã đi tìm thầy để coi x.á.c của Thư đang mắc kẹt ở đâu. Nhưng không có thầy nào coi trúng, càng chờ đợi lại càng thất vọng. Họ cũng nghe mọi người nói thả chiếu, thả áo, rồi thả gối nữa, xem mấy cái thứ đó đứng ở đâu thì x.á.c sẽ ở đó. Cái gì làm được họ đều làm hết, nhưng mọi thứ đều không có tác dụng gì. 

Thấy bà Hoa ai cũng xót, bà cứ ngồi trên chỗ Thư ngồi gội đầu mà khấn, mà dập đầu, mong cho hà bá thả Thư về với bà. Ăn không được, ngủ không ngon nhìn mặt bà Hoa hốc hác xanh xao hẳn lên. Chị Dung bê ra bát cơm, để xuống bên cạnh rồi an ủi:

— Má ăn miếng cơm đi má, chứ vậy hoài con Thư nó cũng xót lắm.

— Má ăn sao nổi hả Dung, con Thư ở đâu còn chưa biết, má như đ.ứ.t ruột đ.ứ.t gan vậy con…

Chị Dung chỉ biết thở hắt ra nhìn khuôn mặt tiều tuỵ của má chồng thấy thương. Rồi đôi mắt cũng nhìn ra phía mé sông nhìn mông lung, nước chảy 1 dòng, không biết x.á.c Thư ở đâu. Ngộ lỡ mà trôi ra cửa sông thì…

Ông Tuấn - cha của Thư cũng chạy chỗ này chỗ kia nhờ bạn bè mò x.á.c tìm con. Rồi cũng chạy thầy này thầy kia mà mãi không tìm được, bất lực ông tấp xe máy vào sát vaào gầm cầu rồi ragần chỗ mé sông mà ngồi. Ông Tám lẩm bẩm:

— Thư ơi… con ở đâu báo mộng cho cha đưa con về đi Thư…

Khuôn mặt già nua đen nhẻm, những giọt mồ hôi lấm tấm tứa ra bám đầy trên mặt ông Tám. Tấm lưng gầy cũng thấm đẫm mồ hôi, chiếc áo sơ mi sờn cũ ướt đẫm. Ông Tám ngồi đó lâu lắm, bởi ông không biết làm gì hay đi đâu nữa. Chỉ ở đó nhìn ra sông 1 cách bất lực mà thôi.

Lúc sau, có 1 người đàn ông đi đến, tay xách theo cần câu rồi cả 1 cái xô cũ nữa. Nhìn thấy ông Tám, người đàn ông đó nói:

— Đừng nhìn nữa, đủ 9 ngày nó sẽ nổi lên.

Da gà ông Tám nổi lên hết trơn, ông Tám quay sang người đàn ông vừa nói chuyện với mình. Người đàn ông đó có tướng mạo xấu xí, lưng gù, da cánh tay nổi như da cóc và đặc biệt 1 bên mắt bị chột. Ông Tám như vớ được cái phao, vội hỏi:

— Chú ơi chú, sao chú biết con tôi c.h.ế.t đuối vậy chú. Rồi nổi lên ở đâu chú, chú giúp dùm tôi đi chú, tôi sẽ tạ ơn chú.

Người đàn ông đó chỉ cười hếch, thong thả ngồi xuống lấy trong cái túi ni lông cũ mèm ra 1 con giun. Sau đó bấm tay làm con giun đứt làm đôi, một nữa cho vào lại túi ni lông, 1 nữa còn lại móc vào cái cần câu tự chế. Khi thả lưới câu xuống sông, người đàn ông đó nói tiếp:

— Đứng ngọ sẽ nổi, c.h.ế.t ở đâu nổi lên ở đó. Nhưng mà, vớt lên được thì thiêu đi rồi đưa cốt lên chùa. Chứ hồn phách nó bị giữ rồi…

Nghe ông chú này nói vậy, ông Tám cũng bán tín bán nghi. Bao nhiêu thầy bà giỏi còn không giúp được gì, thì cái người đàn ông này có tài cán gì không đây. Nhưng dù sao họ cũng giúp mình, nên ông Tám cảm ơn rồi rời đi, chứ nói thật, mùi hôi từ người đàn ông này khiến ông Tám chịu không nổi:

— Tôi cảm ơn chú. Xong việc tôi mua đồ ra đây tạ ơn chú nghe.

Người đàn ông đó không trả lời lại, thong thả ngồi câu cá. Ông Tám lấy xe máy chạy thẳng 1 mạch về nhà, rồi nói chuyện đó cho mọi người biết. Ai ai cũng nói đừng tin cái ông gì bá láp bá xàm, lời ra lời vào cũng làm lay động niềm tin của ông Tám. Nhưng bà Ổi - má ông Tám thì nói khác:

— Cũng chưa chắc nghe, xưa tao có nghe nói có 1 người đàn ông có con mắt âm binh, nhìn thấy được x.á.c nổi ở đâu. Xưa làm nghề vớt x.á.c, ai có người thân bị c.h.ế.t nước đều tìm đến nhờ hết đó. Rồi sau bị trời phạt do tham gia vào nhân quả của con người nên cơ thể biến dạng xấu xí. Lâu rồi không ai thấy ông đó đâu, họ gọi ông là ông Cóc. Mà tao cũng chỉ nghe đồn thôi, chứ cũng chưa thấy bao giờ.

Ông Tám lại bán tín bán nghi, có khi nào vì cái lưng gù, vì da nổi mụn bự mà gọi là ông Cóc không? Thôi cứ đợi đến ngày thứ 9 ắt sẽ rõ ràng. 

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn